Ẩn họa từ dịch vụ tiêm vắc xin tại nhà cho trẻ nhỏ

Thứ hai - 31/07/2017 21:58 300 0
Lê Hoàn
Lê Hoàn

Hiện nay, thay vì đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế được cấp phép tiêm chủng, không ít người chọn hình thức tiêm vắc xin cho con ở nhà bằng cách gọi người đến tiêm. Thậm chí, nhiều gia đình còn tự mua vắc xin được rao bán trên mạng về sử dụng cho con. 

Với suy nghĩ tự tiêm ở nhà an toàn, sạch sẽ hơn hay vắc xin bán trên mạng là hàng nhập khẩu, nhiều ông bố bà mẹ đang tự đẩy con mình đối diện với mối nguy hại lớn về sức khoẻ.

Bác sĩ Nguyễn Hải Hà, Phụ trách Trung tâm Vắc xin, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City khuyến cáo bố mẹ không nên chọn tiêm chủng vắc xin tại nhà cho con, bởi “việc làm này ẩn chứa rất nhiều nguy cơ không an toàn cho sức khỏe của trẻ”.

Bác sĩ Hải Hà điểm mặt 3 nguy cơ khi đối với dịch vụ tiêm vắc xin tại nhà:

Vắc xin bị biến đổi chất lượng: Vắc xin chỉ đảm bảo chất lượng khi được bảo quản trong tủ chuyên dụng, luôn duy trì nhiệt độ từ 2 – 8 °C. Vắc xin dịch vụ được đưa vào thùng đá để mang đến tận nhà.

Như thế, nhiệt độ bảo quản vắc xin có thể bị thay đổi, thấp hơn 2°C vào mùa đông và lớn hơn 8°C vào mùa hè. Khi nhiệt độ thay đổi, chất lượng vắc xin sẽ không đảm bảo, ảnh hưởng đến khả năng sinh kháng thể và hiệu quả phòng bệnh, đồng thời tăng nguy cơ tai biến khi tiêm.

Không thăm khám sức khỏe theo đúng quy trình: Người đến tiêm có thể không đủ năng lực thăm khám và thẩm quyền kết luận về tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi tiêm chủng. Nếu trẻ không đảm bảo sức khỏe mà vẫn tiêm thì nguy cơ tai biến là hoàn toàn có thể xảy ra.

Không đủ phương tiện và năng lực cấp cứu nếu xảy ra sốc phản vệ: Mặc dù tỷ lệ sốc phản vệ sau tiêm chủng là rất hiếm, khoảng 1/1.000.000 liều, nhưng không ai có thể chắc chắn không xảy ra, đặc biệt khi quy trình tiêm chủng không được tuân thủ đầy đủ.

Hơn nữa, tại gia đình, rất khó có đủ các phương tiện y tế và người tiêm cũng khó đảm bảo chuyên môn xử trí để cấp cứu cho trẻ nếu xảy ra sốc.

Bác sỹ Nguyễn Hải Hà, Trung tâm vắc xin, bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City

Dấu hiệu tai biến sau tiêm chủng của trẻ

Theo bác sĩ Hà, sốc phản vệ sau tiêm chủng xảy ra với những trẻ có cơ địa mẫn cảm, thể tạng dị ứng, phản ứng quá mức hoặc trẻ không đủ khỏe mà vẫn tiêm. Sốc phản vệ sau tiêm chủng được chia ra làm ba mức độ:

Nhẹ: Triệu chứng đau đầu, sợ hãi, chóng mặt, nổi mày đay, mẩn ngứa. Nôn, buồn nôn, đau bụng.

Trung bình: Trẻ ngứa ran khắp người, co giật, hôn mê, tím tái, đồng tử giãn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt hoặc không đo được.

Nặng: Xảy ra ngay sau những phút đầu tiên tiêm chủng. Trẻ hôn mê, nghẹt thở, tím tái và có thể tử vong sau vài phút.

Khi nào không nên đưa trẻ đi tiêm chủng?

Theo bác sĩ Hà, trẻ cần được tạm hoãn tiêm chủng nếu đang sốt, mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng.

Ngoài ra, cần tạm hoãn tiêm với trẻ có cân nặng dưới 2kg. Trừ trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan B thì trẻ cần được tiêm vắc xin – huyết thanh kháng viêm gan B ngay sau sinh và nên trong vòng 24h sau sinh.

Trẻ cũng nên được tạm hoãn khi đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm – thường dùng để điều trị bệnh đường hô hấp) trong 14 ngày.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

ứng dụng khcn
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay11,188
  • Tháng hiện tại275,340
  • Tổng lượt truy cập2,176,071
Phóng sự
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => ini_get_all() has been disabled for security reasons
    [file] => /home/nhtru0rq/public_html/includes/ini.php
    [line] => 20
)